Lễ cưới luôn là một sự kiện trang trọng, đánh dấu cho cột mốc mới trong cuộc đời của mỗi người. Chúng ta phải mất biết bao thời gian để tìm hiểu, để yêu thương nhau và đưa nhau đến quyết định này. Vì thế chuẩn bị cho một lễ cưới hoàn hảo là điều quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, đối với mỗi vùng miền, quốc gia thì phong tục cưới hỏi sẽ có nhiều khác biệt. Việc tìm hiểu rõ có hình thức lễ nghi đám cưới chính là cách bày tỏ thái độ tôn trọng những giá trị truyền thống, nét văn hóa dân tộc.
Bài viết này Hoa Mai sẽ giúp bạn hiểu hơn về lễ cưới và quy trình để thực hiện lễ cưới truyền thống của người Việt Nam như thế nào?
Lễ dạm ngõ.
Đây là một trong những nghi lễ quan trọng. Để lễ dạm ngõ này xảy ra thì nhà trai phải xem ngày đẹp, thông tin cho nhà gái biết sẽ đến xin làm lễ dạm ngõ.
Nhà gái chấp thuận chuyện qua lại thân tình giữa hai gia đình thì mọi việc tiếp theo đó mới diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.
Lễ dạm ngõ chính là ngày đầu tiên mà nhà trai và nhà gái gặp nhau. Tại đây họ sẽ bàn bạc và đi đến thống nhất ngày giờ cưới hỏi, lễ vật và cũng như yêu cầu của nhà gái về cách thức tổ chức và những dịch vụ cần thiết trong các nghi lễ tiếp theo.
Lễ vật trong ngày dạm ngõ này khá đơn giản bao gồm: Chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn để nhà gái cúng ông bà Tổ tiên.
Lễ ăn hỏi.
Phong tục lễ ăn hỏi là thông báo chính thức ᴠề ѕự kết giao của hai gia đình ᴠà hai họ. Ngàу naу, tuу nhiều nghi lễ đám cưới đã được giảm bớt, nhưng lễ ăn hỏi là một trong những phần chính ᴠẫn được duу trì.
Nghi lễ cưới nàу đánh dấu một chuуển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành ᴠợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.
Lễ ᴠật của lễ hỏi là cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quaу, trái câу… để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối ᴠới công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái.
Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc lẻ tùу theo tập quán của gia đình, ᴠùng miền, nhưng thường mọi người ᴠẫn có thói quen chọn ѕố mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp.
Lễ cưới (lễ thành hôn).
Đây là một trong những buổi lễ trọng đại của cô dâu và chú rể. Tại buổi lễ này thì hai bên gia đình mời khách tới dự tiệc ăn uống, chúc mừng.
Bên gia đình cô dâu sẽ tổ chức 1 ngày trước lễ cưới, trong buổi tiệc này đều có mặt đầy đủ của cô dâu và chú rể và thức ăn được dùng đãi khách là thức ăn mặn.
Bên gia đình nhà trai thường tổ chức tại nhà hoặc nhà hàng, khách sạn. Trường hợp tổ chức tại nhà thì hai bên gia đình phải bàn bạc và lên kế hoạch trước để làm lễ xin dâu, lễ gia tiên rồi chào hai họ, rót nước mời hai bên gia đình và cuối cùng là chụp ảnh kỷ niệm.
Lễ rước dâu.
Trong nghi lễ cưới truyền thống của nước ta, lễ rước dâu, hay còn gọi là lễ đón dâu, là một phần quan trọng không thể thiếu. Trong lễ này, chú rể sẽ đón cô dâu về nhà bằng xe hoa, mang theo những bó hoa cưới và quà tặng. Theo truyền thống, hai bên gia đình sẽ trao nhau lễ vật và chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu, biểu thị sự chúc phúc cho tương lai hạnh phúc và thịnh vượng của đôi tân lang tân nương.
Lễ lại mặt.
Lễ lại mặt là bước cuối cùng trong chuỗi nghi lễ cưới. Thường diễn ra tại nhà của cô dâu sau đám cưới, lễ lại mặt thường đơn giản, thường là một bữa cơm nhỏ gồm gà trống và gạo nếp, hoặc chỉ bánh kẹo, rượu và thuốc lá, được chuẩn bị bởi nhà trai. Trong ngày này, cô dâu và chú rể sẽ ở lại nhà cô dâu, thưởng thức bữa cơm cùng bố mẹ vợ.
Trình tự lễ cưới tại nhà.
Vào ngày giờ đẹp đã được chọn lựa sẵn từ trước, chú rể cùng với bà con trong gia đình đã được mời đi họ sẽ tới nhà gái mang theo xe hoa, hoa cưới đến rước cô dâu.Cô dâu được trang điểm xinh đẹp, lộng lẫy trong bộ váy cưới còn chú rể thường sẽ mặc vest lịch sự, trang trọng.
Lễ vu quy tại nhà gái.
Nhà trai sẽ đến nhà gái, hai bên gia đình giới thiệu thành phần tham dự, sau đó trao trầu cau xin dâu và xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu.
Sau đó,cô dâu cùng với chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái và nhà trai xin phép được đưa cô dâu về bên nhà trai. Đại diện nhà gái đồng ý cho nhà trai rước cô dâu.
Lễ thành hôn tại nhà trai.
Khi đi rước cô dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà trai. Sau đó, đại diện bên nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu trước quan viên hai họ, chú rể dắt cô dâu chào mẹ chồng, chào quan viên hai họ, trao quà và sau đó là chung vui tiệc mặn cùng với chương trình văn nghệ đã chuẩn bị.
Hу ᴠọng bài ᴠiết nàу đã giải đáp được thắc mắc ᴠề trình tự nghi lễ đám cưới Việt Nam. Hoa Mai hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu những nét văn hóa của Việt Nam.