blog

Lễ Đính Hôn Là Gì? Những Nghi Thức Trong Lễ Đính Hôn Cần Biết.

Written by

Hoa Mai cung cấp đa dạng các mẫu thiệp cưới với nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, từ đơn giản đến cầu kỳ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chúng tôi cũng nhận thiết kế thiệp cưới theo yêu cầu của khách hàng, giúp bạn sở hữu những mẫu thiệp cưới độc đáo và ấn tượng nhất.

Lễ đính hôn là gì? Khá nhiều cặp đôi đang chuẩn bị cho ngày cưới thường có những thắc mắc xoay quanh khái niệm và tầm quan trọng của lễ đính hôn.

Để giải đáp những câu hỏi đó, hãy cùng Hoa Mai khám phá thêm về lễ đính hôn và tầm quan trọng của nó trong quá trình chuẩn bị cho lễ cưới.

Lễ đính hôn là gì.

1. Lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi (đám hỏi) là một nghi thức truyền thống được coi như thông báo chính thức về việc hứa gả con giữa hai bên gia đình với nhau. Kể từ sau lễ đính hôn, cặp đôi có thể coi nhau như vợ chồng sắp cưới.

2. Sự khác nhau giữa lễ đính hôn và lễ cưới.

2.1 Lễ đính hôn.

Lễ đính hôn là một nghi lễ chấp nhận thực hiện hôn lễ cho con cái của cả hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đây là một bước trung gian trước khi tiến đế nghi lễ cưới chính thức.

Sau lễ đính hôn, chàng trai được gọi là chồng sắp cưới, còn cô gái được gọi là vợ sắp cưới chứ chưa chính thức trở thành vợ chồng chính thức.

Sự khác nhau giữa lễ đính hôn và lễ cưới.

2.2 Lễ cưới.

Lễ cưới là nghi lễ chính thức thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa chàng trai và cô gái. Sau lễ cưới, hai người đã được xem như là vợ chồng và được sự thừa nhận của gia đình hai họ.

Tuy vậy, để được thừa nhận trên cơ sở luật pháp thì họ còn phải đi đăng ký kết hôn nữa.

3. Thời gian từ khi làm lễ đính hôn đến lễ cưới là bao lâu?

Không có một quy định ràng buộc bao lâu thì phải tổ chức lễ cưới sau lễ đính hôn. Tuy nhiên, thường khoảng thời gian giữa lễ đính hôn và lễ cưới là từ 6 đến 18 tháng.

Đây cũng chính là khoảng thời gian đủ để gia đình 2 bên chuẩn bị lễ cưới cho đôi bạn trẻ sau khi làm lễ đính hôn.

Ngày này nhiều gia đình gộp lễ đính hôn và lễ cưới vào cùng 1 ngày để cử hành để tiết kiệm chi phí và thời gian.

Thời gian từ khi làm lễ đính hôn đến lễ cưới là bao lâu

4. Lễ đính hôn có mặc váy cưới không?

Theo người xưa thì các cô gái chỉ nên mặc váy cưới 1 lần trong đời. Lần đó chính là khi cô gái ấy chính thức làm lễ cưới lên xe hoa theo chú rể về nhà chồng.

Như vậy, các cô dâu chỉ mặc váy cưới trong ngày cưới chính thức mà thôi. Trong lễ đính hôn thì cô gái sẽ không mặc váy cưới nhé.

4.1 Cô dâu mặc trang phục gì trong lễ đính hôn.

Trang phục của các cô gái trong ngày lễ đính hôn có thể là trang phục áo dài truyền thống, một chiếc đầm trang nhã hoặc cũng có thể là một bộ quần áo công sở lịch thiệp.

trang phục của cô dâu chú rể trong lễ đính hôn

4.2 Chú rễ mặc trang phục gì trong lễ đính hôn.

Đối với chú rể có thể mặc áo Veston hoặc mặc áo quần tây áo sơ mi là thể hiện được nét thanh lịch của mình rồi.

5. Nghi thức lễ đính hôn diễn ra như thế nào ?

Lễ đính hôn thường gồm phần lễ và phần tiệc, đều diễn ra tại nhà gái, nên trong ngày đính hôn, nhà gái cần chuẩn bị chu đáo.

5.1 Lễ vật cần thiết trong ngày lễ.

Miền Nam lễ vật theo số chẵn 6, 8 hoặc 10…

Miền Bắc lễ vật theo số lẻ 5, 7 hoặc 9….

Sính lễ do nhà trai chuẩn bị và mang đến nhà gái. Thông thường lễ vật gồm có:

Trầu cau: Lễ vật đầu tiên và quan trọng nhất. Trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, quả cau cùng lá trầu xanh  là biểu tượng cho tình yêu sắt son mặn nồng của đôi uyên ương.

Rượu và trà: Lễ này tượng trưng cho lòng hiếu thảo, thành kính của cô dâu chú rể đối với ông bà, tổ tiên.

Hoa quả tươi: Sự ngọt ngào từ lễ vật này như lời chúc phúc cho đôi uyên ương hạnh phúc và con cháu đầy đàn.

Lễ vật cần thiết trong ngày lễ đính hôn

Bánh hỏi: Thường đi đôi với nhau như bánh cốm – bánh phu thê hoặc bánh chưng – bánh giầy. Cặp bánh này được ví như âm dương ngũ hành nhằm thể hiện sự sắt son của cô dâu xứng cùng sự mạnh mẽ của chú rể.

Bánh kẹo và mứt sen ( có thể thay bằng bánh kem): Trà là biểu tượng cho lòng kính trọng, hiếu thảo của con cái với tổ tiên. Mứt sen tượng trưng cho cho con cái, chính là kết tinh tình yêu của lứa đôi.

Đến giờ lành làm lễ, nhà trai tiến dần vào nhà gái theo thứ tự ông bà, cha mẹ, chú rể, đội bưng quả cùng các thành viên trong gia đình.

Lúc này, nhà gái sẽ cử đại diện ra chào đón nhà trai. Sau đó, đội nam bưng quả sẽ trao lễ vật cho nhà gái.

5.2 Cô dâu ra mắt hai họ.

Khi đã đồng ý nhận tráp của nhà trai, gia đình nhà gái sẽ cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào hỏi và ra mắt gia đình nhà trai.

Một lưu ý nhỏ là cô dâu không được tự ý xuất hiện trước hai bên gia đình mà phải ngồi chờ chú rể lên đón vì theo quan niệm dân gian, hành động này sẽ bị đánh giá là thiếu lễ phép và cô dâu khi về nhà chồng sẽ không được xem trọng.

Cô dâu ra mắt hai họ.

Sau khi chú rể lên đón, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đi xuống để chào hỏi hai bên gia đình. Cô dâu sẽ rót nước mời gia đình chú rể và ngược lại chú rể sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.

5.3 Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái.

Sau khi cô dâu ra mắt họ nhà trai, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để dâng lên bàn thờ gia tiên. Đồng thời, bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể thắp hương trên bàn thờ nhà gái để ra mắt ông bà, tổ tiên.

5.4 Mẹ chú rể trao nữ trang cho cô dâu.

Ở nghi thức này, mẹ chú rể sẽ trao nữ trang cho cô dâu với ý nghĩa tặng sự giàu sang và sung túc cho đôi uyên ương, thể hiện tình cảm thân thiết, sự trân trọng cô dâu mới và cũng là món quà kỷ niệm của mẹ chồng đối với nàng dâu .

Mẹ chú rể trao nữ trang cho cô dâu

5.5 Hai bên gia đình bàn bạc về lễ cưới.

Sau khi cô dâu, chú rể cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai bên gia đình sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới sẽ diễn ra.

Trong khoảng thời gian hai bên gia đình đang bàn bạc tiệc cưới, cô dâu và chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.

Hai bên gia đình bàn bạc về lễ cưới.

5.6 Hai bên gia đình dùng bữa cơm thân mật.

Sau khi kết thúc lễ, gia đình nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật để gia tăng tình cảm hai bên gia đình.

Đây cũng được coi là một hình thức cảm ơn của gia đình nhà gái tới công dưỡng dục của gia đình nhà trai với chú rể và cũng là lời gửi gắm con gái với gia đình thông gia.

5.7 Nhà gái lại quả cho nhà trai.

Cuối cùng, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Lễ nên được chia đều cho hai bên và phải được chia hoàn toàn bằng tay, tránh dùng dao kéo. Mâm quả khi trả lễ phải để ngửa nắp.

× Full Size Image

Viết một bình luận

Index