Bưng quả trong đám cưới là gì?
Bưng quả cưới là một trong những nghi lễ quan trọng và tượng trưng nhất trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam. Đây là bước khai mạc cho lễ ăn hỏi, mang ý nghĩa to lớn đối với đám cưới của cô dâu và chú rể.
Trong nghi lễ này, hai đội bê quả, bưng quả nam đại diện cho gia đình chú rể và bê tráp nữ đại diện cho gia đình của cô dâu, thực hiện một loạt các nghi thức tượng trưng để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng gia đình đối phương.
Ý nghĩa của việc bưng quả trong đám cưới.
Chính vì vậy, tìm hiểu trước các chi tiết nhỏ trong nghi thức bưng quả đám cưới nói chung và lựa chọn người bưng quả phù hợp nói riêng cũng có thể giúp mọi thứ diễn ra trong ngày trọng đại được suôn sẻ và thuận lợi, đặc biệt là giảm được phần nào những bất đồng ngoài ý muốn đối với những gia đình coi trọng chuyện lễ nghi truyền thống.
Chọn người bưng quả cần những tiêu chí gì.
Tình trạng hôn nhân của người bưng quả.
Theo phong tục thời xưa, người đi bưng quả nhất định phải là người độc thân và chưa có trải qua cuộc hôn nhân nào.
Cụ thể là đối với Nam thì chưa lấy vợ còn Nữ thì chưa gả chồng, đối với quan điểm của các cụ chỉ như vậy mới mang lại niềm hạnh phúc và sự may mắn cho CD CR.
Mối quan hệ với người bưng quả.
Nếu điều kiện thuận lợi, bạn nên ưu tiên chọn người bưng quả là bạn bè, người thân trong gia đình, hoặc bạn bè láng giềng chung xóm… bời vì mối quan hệ thân tình sẽ giúp mang lại nhiều điều tích cực hơn.
Số lượng người đi bưng quả.
Số lượng người tham gia bưng quả trong đám cưới có thể được quyết định dựa trên văn hóa vùng miền.
Đối với khu vực miền phía Bắc (các tỉnh thuộc địa phận tính từ Huế đổ ra) thì số lượng mâm quả thường là số lẻ nên số người bê tráp cũng sẽ mặc nhiên là số lẻ.
Ngược lại, ở khu vực miền Nam, số mâm quả sẽ là số chẵn 6 hoặc 8 vì người ở các địa phương này quan niệm hai con số này tượng trưng cho sự tài lộc và phú quý nên số người tham gia bưng quả cũng tương ứng như vậy.
Trang phục khi đi bưng quả.
Trang phục bưng quả Nam ưu tiên chọn áo sơ mi trắng, quần âu và giày tây kết hợp cà vạt hoặc nơ cổ trùng màu với trang phục của dàn bưng quả nhà gái .
Đối với trang phục bưng quả cho nữ nếu có áo dài truyền thống là tốt nhất, còn không thì chọn đầm hoặc vày dài quá đầu gối, đi giày cao gót hay đi giày bít mũi.
Nhà có tang có được đi bưng quả không?
Hầu hết những người có tang thường cũng sẽ không muốn mang những nỗi buồn của gia đình mình đến ngày vui của người khác nên đây không hẳn là điều kỳ thị hay mê tín dị đoan. Theo quan niệm truyền thống, thường những người đang phải chịu tang gia đình không nên tham gia các đám tiệc, đám cưới, đám hỏi, đầy tháng,… vì sẽ mang theo những điều không may mắn đến cho ngày vui của cô dâu – chú rể.
Những lưu ý để chọn đội hình bưng quả đúng và đẹp.
Chọn đội hình bưng quả theo chiều cao.
Lựa chọn đội hình bưng quả theo chiều cao là điều kiện không bắt buộc, tuy nhiên việc chọn những chàng trai bên đội nhà trai hơi thấp hơn chú rể một chút và tương tự với đội nhà gái có thể mang lại tổng thể hài hòa cho cả đội hình, giúp cho cô dâu – chú rể thêm phần nổi bật trong ngày trọng đại.
Thêm vào đó, các cặp đôi cũng nên lưu ý việc sắp xếp thứ tự người bưng quả đứng từ thấp đến cao dần, càng cao hơn cô dâu – chú rể thì càng đứng về hướng ngoài để hai nhân vật chính thêm phần tự tin và cũng để khung hình chụp lưu giữ kỷ niệm ngày cưới cân đối hơn.
Chọn trang phục đồng bộ cho đội bưng quả của 2 nhà.
Trang phục bưng quả dành cho đội hình cả nhà trai và nhà gái nên có sự đồng bộ, lịch sự và phù hợp với chủ đề hôn lễ của cô dâu, chú rể. Tránh trường hợp bên phía nhà trai mặc áo dài còn bên nhà gái lại mặc váy.
Sắp xếp thứ tự bưng các mâm quả.
Theo đặc trưng và văn hóa vùng miền (miền Bắc – Trung – Nam – Tây) các lễ vật sử dụng trong mâm quả cưới sẽ có một số sự khác biệt về số lượng và thành phần. Tuy nhiên, vẫn luôn nhất quán trước sau với những mâm lễ vật cơ bản theo thứ tự:
Trầu cau
Rượu và thuốc
Heo sữa quay
Trái cây
Xôi – mứt – bánh
Trà
Thông thường, đội bưng quả nhà trai cũng sẽ đi theo thứ tự sắp xếp các mâm lễ như trên để đến trao cho nhà gái, trầu cau đi trước và tiếp sau đó là các món lễ còn lại.